1. Điều kiện sử dụng.
Khi sử dụng sơn điều quan trọng nhất cần xem xét là:
Trạng thái bề mặt và hiện trạng bề mặt.
Trạng thái khí hậu vào thời điểm thi công sơn.
– Trạng thái bề mặt (sắt, thép) có nhiệt độ giảm xuống vào ban đêm, tăng lên vào ban ngày đặc biệt vào mùa hè. Tuy nhiên sự thay đổi nhiệt độ bề mặt sắt thép diễn ra chậm hơn so với biến đổi trạng thái của môi trường, do đó hiện tượng ngưng tụ hơi nước trên bề mặt có thể xảy ra tại thời điểm mà nhiệt độ bề mặt sắt thép lúc đó bị thấp hơn “điểm hoá sương” của không khí. Đối với công trình sơn công nghiệp trọng điểm chỉ được tiến hành sơn khi nhiệt độ mặt thép cao hơn điểm hoá sương của không khí từ 3oC trở lên.
– Hiện trạng bề mặt cần sơn và những yêu cầu của công trình là điều quan trọng cần xem xét để chỉ ra chủng loại sơn hoàn toàn thích hợp mục đích sử dụng, thiết lập được qui trình thi công hợp lý, nâng cao hiệu lực sơn…
– Thời tiết xấu là yếu tố đặc biệt cần quan tâm vì điều này lại thường hay xảy ra trong khi làm sạch bề mặt và thi công sơn. Những biểu hiện của thời tiết xấu (thời tiết khắc nghiệt) như nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ ẩm tương đối quá cao, mưa, bão, gió, sương muối, nhiệt độ môi trường cao trên 35oC hoặc thấp hơn 5oC.
2. Phương pháp thi công
– Sử dụng con lăn, chổi quét:
Phổ biến với các loại bề mặt nhỏ, phức tạp trong công nghiệp. Sử dụng chổi quét, con lăn có ưu điểm dễ áp dụng trong điều kiện thi công đơn giản, yêu cầu kỹ thuật áp dụng thấp, trung bình. Hạn chế là độ dày lớp sơn và sơn thường không đồng đều bởi tay nghề của các thợ sơn khác nhau.
– Phương pháp sử dụng súng phun gồm:
Phun thông thường
Phun chuyên dùng
Trong cả hai phương pháp, đầu súng phun phải được thiết kế sao cho toàn bộ sơn được khuếch tán, các hạt sương nhỏ phủ kín bề mặt cần sơn. Để tạo ra những luồng bụi sơn thích hợp cần điều chỉnh áp suất và độ nhớt của sơn thích hợp. Ưu điểm của phương pháp sử dụng súng phun là tạo được lớp sơn đồng đều, áp dụng cho hầu hết các điều kiện thi công có yêu cầu kỹ thuật cao. Hạn chế của phương pháp này là gây tổn hao sơn nhiều hơn các phương pháp khác.
3. Các lỗi thường mắc phải khi sơn trong công nghiệp
Bị chảy khi sơn
- Nguyên nhân của hiện tượng
– Sơn pha quá loãng
– Do lớp sơn quá dày
– Bề mặt sản phẩm không tương thích
– Điều chỉnh súng phun sơn ra quá nhiều
– Sử dụng dung môi pha, có độ bay hơi quá chậm
- Cách khắc phục
– Giảm bớt dung lượng dung môi trong sơn, dùng cốc đo độ nhớt sơn
– Chọn loại dung môi có độ bay hơi thích hợp
– Điều chỉnh (áp suất hơi, đầu súng, lưu lượng sơn ra) cho phù hợp với thiết bị phun
– Vệ sinh khu vực xung quanh, xử lý bề mặt sản phẩm
Mặt sơn bị loang lỗ
- Nguyên nhân của hiện tượng
– Bề mặt sản phẩm chưa làm sạch, bị dính ( rỉ sét, dầu nhớt, wax, dầu lanh…)
– Có thể do sơn bị nhiễm dầu
– Trong hơi có dầu (có thể do máy nén khí)
- Cách khắc phục
– Khi pha sơn cần kiểm tra độ nhớt sơn
– Kiểm tra máy nén khí có bị dầu nhớt ra hơi hay không
– Cần phải làm sạch bề mặt trước khi sơn (dầu nhớt, bụi, rỉ sét…)
Xuất hiện lỗ kim và bọt khí trên bề mặt sơn
- Nguyên nhân
– Do dung môi bay hơi quá nhanh
– Môi trường có nhiệt độ cao
– Khi khuấy mạnh chất liệu sơn gây nổi bọt
– Các thiết bị chưa được làm khô hoặc có thể hút ẩm trở lại quá nhiều
- Cách khắc phục
– Phải sử dụng dung môi thích hợp của loại sơn và tùy thời tiết
– Phòng phun sơn nhiệt độ từ 28 -34°C và phải hệ thống làm mát lọc bụi sơn
– Bình trộn sơn hoặc máy trộn sơn chỉ chỉnh tốc độ khuấy cho sơn đủ hòa tan
– Kiểm tra độ ẩm từ 8-16% trước khi sơn.
Xuất hiện da cam trên bề mặt sơn
- Nguyên nhân
– Pha sơn quá đặc
– Môi trường hong khô sản phẩm quá nóng
– Dùng dung môi pha quá nhanh khô
– Điều chỉnh súng sơn không thích hợp hoặc hơi sơn quá yếu
- Cách khắc phục
– Pha đúng tỷ lệ sơn theo hướng dẫn của nhà sản xuất
– Nơi phơi sản phẩm mới sơn, nhiệt độ từ 28 – 34°C.
– Bề mặt sản phẩm quá lớn hoặc thời tiết quá nóng
– Sử dụng chất chống mốc sẽ làm giảm hoặc mất hẳn hiện tượng này.
Mặt sơn dính quá nhiều bụi
- Nguyên nhân
– Sử dụng dung môi không phù hợp
– Môi trường phòng sơn quá bụi
– Dụng cụ pha chế không sạch
- Cách khắc phục
– Vệ sinh môi trường phòng sơn sạch sẽ, tránh để bụi bẩn
– Chọn dung môi pha loãng có tốc độ bay hơi chậm hơn
– Các dụng cụ pha sơn phải được làm sạch
– Sử dụng vải lược sơn để lược bỏ tạp chất
Độ cô đặc quá cao
- Nguyên nhân
– Dùng dung môi không phù hợp
– Sơn bị bay hơi trong quá trình lưu trữ
– Những loại sơn khô bằng không khí hoặc do quá trình oxy hóa thường bị cô đặc
- Cách khắc phục
– Sử dụng dung môi đúng theo hướng dẫn
– Pha thêm dung môi đủ để dung hòa nồng độ và thành phần đậm đặc
– Có thể giảm độ cô đặc của sơn bằng cách thêm dung môi nồng độ cao
– Sử dụng thiết bị đo độ nhớt sơn
4. Độ dày màng sơn
Bất luận là loại sơn gì và phương pháp thi công nào thì chiều dày màng sơn phải đảm bảo theo độ dày chỉ dẫn . Sự đảm bảo độ dày màng sơn sẽ làm tăng khả năng bảo vệ bề mặt, chống lại các tác động của môi trường như bào mòn của mưa nắng, tia tử ngoại hay các chấn động cơ học như chà sát, va đập hoặc tăng khả năng chống thấm, chống ăn mòn bề mặt do các tác nhân ăn mòn
Mọi chi tiết cần tư vấn, hỗ trợ tốt nhất xin hãy liên hệ:
Công Ty TNHH Sơn và Chống Ăn Mòn PACS Việt Nam
????Trụ sở chính: 21K2 Trương Văn Bang, Phường 7, TP Vũng Tàu
????Phone: 096.456.1786
☎️Tel: 0254.3815.528
????Email: info@pacsvietnam.com
????Website: www.pacsvietnam.com